Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam tại TPHCM
I/ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Đến khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, có một tòa nhà đồ sộ, uy nghi nằm bên trái, kiến trúc theo lối Á Đông đó là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt Nam, đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân cũng như hàng vạn khách tham quan Quốc tế .
Theo các tài liệu chúng ta được biết vào ngày 24-11-1927, thống đốc Nam Kì B.de la Brosse đã kí quyết định xây dựng 1 bảo tàng lấy tên là “Bảo tàng Nam Kì” có tính chất như là Bảo tàng mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ và dân tộc đều chịu sự kiểm soát của thống đốc Nam Kì. Ngày 1-1-1929, bảo tàng được khánh thành mang tên Museé Blauchard de la Brosse.
Năm 1945, khi cách mạng tháng tám thành công tại Sài Gòn, chính quyền Cách mạng đổi tên thành Bảo tàng Gia Định. Bảo tàng lại thay đổi và có tên làViện bảo tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn” từ năm 1956 – 1975. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo quyết định số 235 – QĐUB của Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kí ngày 23-9-1979, bảo tàng được chính thúc mang tên “Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh” cho đến ngày nay.
Căn cứ nhiệm vụ, chức năng đã được ghi trong quyết định của UBND thành phố, bảo tàng Lịch sử Việt Nam–thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước vừa cải tạo, xây dựng và phát triển, vừa tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả của các thời kì trước, để đáp ứng nhu cầu phục vụ trước mắt và đầu tư nghiên cứu lâu dài, xây dựng nên Bảo tàng Lịch sử Việt Nam–thành phố Hồ Chí Minh quy mô và tầm cỡ của một bảo tàng quốc gia.
Hiện nay, Bảo tàng trưng bày giới thiệu các phần chính như sau: Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, các chuyên đề về lịch sử, văn hoá của khu vực phía Nam đất nước và một số nước châu Á … trải qua 16 phòng
+ Phòng 1: Thời đại nguyên thủy
+ Phòng 2: Thời đại Hùng Vương
+ Phòng 3: Thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc (thế kỉ I – thế kỉ X)
+ Phòng 4: Mộ xác ướp xóm cải (TP.HCM)
+ Phòng 5: Thời Lý (thế kỉ XI – thế kỉ XIII)
+ Phòng 6: Thời Trần (thế kỉ XIII – thế kỉ XIV)
+ Phòng 7: Thời Lê (thế kỉ XV – thế kỉ XVII)
+ Phòng 8: Thời Tây Sơn (thế kỉ XVIII)
+ Phòng 9: Thời Nguyễn và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp (thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
+ Phòng 10: Gốm cổ Việt Nam và các nước châu Á
+ Phòng 11: Văn hóa Oc Eo (thế kỉ I – thế kỉ VI)
+ Phòng 12: Nghệ thuật DBSCL (thế ki VII – thế kỉ XIII)
+ Phòng 13: Bến Nghé – Sài Gòn
+ Phòng 14: Nghệ thuật Chămpa
+ Phòng 15: Thành phần dân tộc Việt Nam
+ Phòng 16: Tượng Phật Việt Nam và các nước châu Á
II/ KIẾNTRÚC BẢO TÀNG:
*** PHÒNG 1: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY***
Nước Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, là một trong những nơi loài người xuất hiệt rất sớm. Những chiếc răng vượn người tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Hang Hùm (Yên Bái), Thẩm Hai (Lạng Sơn) cùng vời những công cụ đá ghè đẻo thô sơ ở núi Đọ, núi Nuông (Thanh Hóa), ở Hàng Gòn, Dầu Giây (Đông Nai), núi Đất … đã chứng thực con người đã có mặt tại Việt Nam giai đoạn tối cổ cách đây 30 vạn năm. Di cốt người hiện đại (homo Sapiens) ở hang Kéo Lèng (Lạng Sơn), hang Soi Nhụ (Quảng Bình) với nền văn hoá hậu kì đá cũ Sơn Vi, cách ngày nay từ 10.000 – 40.000 năm
Bước vào thời đại đá mới cách nay 10.000 năm, chủ nhân văn hóa miền núi, văn hóa ven biển, bên cạnh việc săn bắt và hái lượm đã biết trồng trọt câu ăn trai, rau củ …. Bước phát triển kinh tế hái lượm sang kinh tế trồng trọt kéo theo một loạt những thành quả văn hóa, kỹ thuật khác như công cụ đã được mài thành những mảnh gốm thô tìm được từ các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn …
Người Việt cổ bắt đầu sống định cư ổn định với xu thế tiến dần xuống miền trung du và đồng bằng ven biển, khi đến tham quan ở phòng 1 thì ta thấy bản đồ di tích xưa nhất của người Nguyên Thủy. Cho đến nay các di tích đó được tìm thấy nhiều trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 khu vực: Đông Nam Phi, Đông Nam Á và Tây Nam Á.
Ở châu Phi tìm thấy hóa thạch của người vượn và công cụ đá có niên đại sớm nhất, cách nay vài triệu năm. Vùng Đông Nam Á có các di tích răng người và di cốt dạng người đi thẳng, niên đại khoảng 500.000 – 400.000 năm cách ngày nay. Khu vực Tây Nam Á có những di tích có niên đại muộn hơn vào khoảng 100.000 năm, với các hóa thạch dạng người cổ Nêanđectan. Và khắp nơi trên thế giới, cách nay khoảng 50.000 – 40.000 năm, người hiện đại được hình thành.
+ Mô hình đầu người vượn Bắc Kinh Trung Quốc (Sianthope) cách nay khoảng 400.000 năm, hiện vật được làm lại, được tìm thấy vào năm 1927 tại Chu Khẩu Điếm. Đây là dạng người đi thẳng, sử dụng tay phải thuần thục hơn tay trái, có thể tích não gần với người hiện đại. Ngoài ra, ta còn tìm thấy được bếp lửa và công cụ đá.
+ Mô hình đầu người cồ Nêanđectan cách nay khoảng 100.000 – 40.000 năm, được phát hiện vào năm 1856 tại Neandectan – Đức. Họ biết làm ra lửa, cư trú ở những thời tiết khắc nghiệt, sẽ phát triển tiếp thành người hiện đại
+ Tranh người Nguyên Thủy dùng lửa săn thú và chế tạo công cụ: khoảng năm 150.000 – 100.000 năm cách nay, con nguời đã biết làm ra lửa bằng cách cọ xát. Lửa là 1 thành tựu văn hóa quan trọng của loài người, vì vậy con người được tách hẳn ra khỏi thế giới động vật
+ Tủ công cụ đá thuộc văn hóa Sơn Vi, được tìm thấy năm 1968, cho đến nay đã được phân bố rộng rãi ở vùng trung du, thềm phù sa cổ … di tích người vượn ở Lạng Sơn hay công cụ đá ở núi Đọ (Thanh Hóa), Đồng Nai, Sông Bé phát hiện năm 1960, đó là núi Badan. Trên núi có hàng vạn công cụ đá, kỹ thuật ghè đẻo rất vụng về thô sơ .
+ Ở Việt Nam, số lượng di tích thuộc thời đồ đá tập trung dày đặc ở các khu vục miền núi phía Bắc ( Hòa Bình), ven biển Đông Bắc (Quảng Ninh), ven biển miền Trung (Quỳnh Văn), lưu vực sông Đồng Nai … đã biết trồng lúa nước ở nhiều địa bàn khác nhau. Cùng với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nơi có nền văn minh nông nghiệp sớm nhất thế giới
+ Răng của người Nguyên Thủy tìm thấy ở Hang Hùm(Yên Bái) cách nay 140.000 năm
+ Hộp hình núi Đất (Long Khánh – Đồng Nai) như rìu tay công cụ chặt nạo.
+ Tủ hiện vật văn hóa Hòa Bình ở Hang Đồng Đội, Hang Phúc Lương, cách nay khoảng 10.000 năm, được phát hiện từ những năm 1924–1926. Các loại ốc là thức ăn chủ yếu của người Hoà Bình vì vỏ ốc đóng thành từng lớp dày trong hang. Họ hay dùng thổ hoàng để vẽ hay bôi lên thân mình. Nền văn hoá này được tìm thấy khắp vùng Đông Nam Á.
+ Tủ hiện vật Bắc Sơn, cách nay khoảng 8000 năm được nảy sinh trong lòng văn hóa Hoà Bình. Trong một số hang nơi đây có những hình vẽ mặt người, đầu thú … có lẽ phản ánh tín ngưỡng vật tổ của người nguyên thủy
+ Tủ hiện vật cầu sắt, phát hiện năm 1976 tại Xuân Lộc – Đồng Nai, phổ biến với rìu đá mài tam giác, cách nay 5000 năm
+ Anh di tích Khe Tong (Quảng Bình) và mộ Cồn Sò Điệp Đa Bút (Thanh Hoá), cách nay từ 5000 – 4000 năm được khai quật năm 1963 cho thấy những cồn này vừa là nơi cư trú, vừa là khu mộ táng có mộ huyệt tròn chôn người chết bó ngồi
+ Hình vẽ minh hoạ cách buộc rìu đá, được buộc vào một cán tre hay gỗ, để sử dụng dễ dàng hơn trong đời sống hàng ngày
+ Hang Con Moong (thời đại đá mới)
+ Mô hình hang phố Bình Gia (Lạng Sơn), là nơi tìm thấy di tích đầu tiên của người vượn Việt Nam. Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại đồ đá, mật độ phân bố di tích cao hơn, các di tích có diện tích rộng hơn; chứng tỏ xóm làng đông đúc, dân số phát triển nhanh .
Như vậy, nhìn chung vào thời nguyên thủy, bằng lao động sáng tạo của mình, con người đã từng bước cải tạo thiên nhiên và cải tạo chính mình, đã tạo nên tiền đề cho một thời đại rực rỡ trong lịch sử loài người thế giới trong đó có dân tộc Việt Nam
*** Phòng 2: THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG***
Là thời kì dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Xã hội nguyên thủy đã chuyển sang sự phân hóa giai cấp. Đây cũng là thời kì xây dựng nền văn minh nông nghiệp, xây dựng lối sống, tính cách và truyền thống Việt Nam. Thời đại kim khí cách nay khoảng 4000 – 2000 năm hình thành nền văn hóa sông Hồng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
+ Tủ hiện vật văn hóa Phùng Nguyên (Vĩnh Phú) gồm bộ sưu tập rìu đá tứ giác từ nhỏ đến lớn, một số vòng đeo tay bằng đá, bi gốm, bàn mài, và những cục rỉ đồng
+ Tủ hiện vật các thời kim khí các tỉnh phía Bắc: trưng bày sưu tập các mũi gíao, lao, kiếm, mũi tên, dao găm, tấm che ngực, khuôn đúc dao găm, tượng người cõng nhau thổi kèn …
+ Anh mũi tên đồng, lưỡi cày đồng tìm thấy ở Cổ Loa (Hà Nội): mũi tên đồng là loại mũi tên có đầu 3 cạnh và chuôi dài để cắm vào tên. Lưỡi cày đồng thời kì này có hình dáng hình cánh bướm, tam giác, trái tim … được sử dụng cùng với sức kéo của súc vật.
+ Trưng bày những hiện vật đồng đặc trưng cho văn hoá Đông Sơn: rìu lưỡi xéo, rìu lưỡi xòe cân, dao găm, lưỡi cày đồng, một số khuôn đúc … cho ta thấy được ở giai đoạn này nghề đúc đồng và luyện kim đã phát triển mạnh mẽ
+ Trống đống Hoàng Hạ – Đông Sơn: là loại trống đẹp nhất, cổ xưa nhất cũng là nguồn gốc của những loại trống khác đồng thời nó cũng tượng trưng cho thời đại vua Hùng, được tìm thấy vào năm 1937, là một trong bốn loại trống có niên đại sớm nhất ( trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Đà). Trống có chiếu cao 61,5cm đường kính mặt trống 79cm, giữa mặt trống có ngô sao nổ 16 cánh, từ trong ra ngoài có 15 vành hoa văn, có nhiều loại hoa văn nhưng đặc trưng nhất là vành hoa văn 14 con chim mỏ dài, chân dài bay ngược chiều kim đồng hồ, đó là chim Lạc. Thân trống chia làm 3 phần: tang trống phình ra, thân thắt lại hình trụ, chân choải ra hình chóp nón cụt. Miền Bắc Việt Nam được xem là trung tâm xã hội và truyền bá sớm nhất của trống đồng Đông Sơn
+ Mô hình quan tài hình thuyền Việt Khê (Hải Phòng): được làm bằng thân cây lớn, khoét rỗng. Khi các nhà khảo cổ học tìm thấy thì bên trong nó chứa 107 hiện vật tùy táng trong đó có 97 hiện vật đồng thau như: vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức , tượng người, nhạc khí …
+ Thạp đồng Đạo Thịnh Yên Bái, đây chỉ là hiện vật được làm lại, nhưng cũng thể hiện được sự tự hào về đúc đồng của người Việt Nam Thạp cao 81cm, đường kính thân lớn nhất 70cm, nắp thạp cao 15,5cm, đường kính 64cm đã được sử dụng làm quan tài
+ Ta thấy thêm ảnh của tượng thú nhung Đồng Đậu: đã tìm thấy khá nhiều xương các loại gia súc, gia cầm … nói lên được nghề chăn nuôi phát triển và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp trồng trọt
+ Hiện vật dốc Chùa (Sông Bé): gồm các loại khuôn đúc, rìu, gíao đồng, rìu và đục bằng đá, vòng tay đá, dọi se chỉ bằng gốm … đã tìm thấy một số lượng khuôn đúc đồng nhiều nhất Đông Nam Á
+ Hiện vật rạch Núi (Long An) và cù lao Rùa (Sông Bé): gồm các mảnh gốm của đồ đựng, rìu, cuốc đá, dao đá … một số công cụ như lưỡi mai bằng yếm rùa, công cụ mũi nhọn bằng xương thú
+ Chum giồng cá Vồ (Cần Giờ): có diện tích lớn và mật độ phân bố dày đặc. Chiếc chum trưng bày ở đây có kích thước khá lớn, cao 65cm, đường kính miệng chum là 40cm không có nắp đậy, còn chứa nhiều đồ trang sức bằng đá và thủy tinh
Hiện vật Phú Hòa (Đồng Nai) và văn hóa Sa Huỳnh (Quãng Ngãi): tìm thấy ở những ngôi mộ ven biển miền Trung và Đông Nam Bộ, bên trong gồm có các công cụ bằng sắt, đồ trang sức nhưng không thấy dấu vết của cốt người
***Phòng 3: THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (THẾ KỈ I – THẾ KỈ X)***
Sau thất bại của An dương Vương trong kháng chiến chống Triệu Đà (179 trước Công Nguyên) đất nước Việt Nam bị các thế lực phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau cai trị và thực hiện âm mưu đồng hóa dân Việt.
Chúng ra sức vơ vét tất cả các báu vật lạ ở phương Nam (ngà voi, ngọc trai …), tô thuế nặng nề, chiếm đất lập trang trại, nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối, sắt, đồng thời hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của nhân dân ta, khởi đầu bằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) đến chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)
Đến với phòng trưng bày này ta thấy bản đồ tái hiện các phong trào chống xâm lược của phương Bắc :
+ Năm 40: Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán
+ Năm 248: Triệu Thi Trinh khởi nghĩa chống quân Ngô
+ Năm 542 – 548: Lý Bí đã đánh tan bọn đô hộ nhà Lương, giảnh độc lập được 65 năm, lập nên nước Vạn Xuân, xưng Lý Nam Đế
+ Năm 550 – 602: Triệu Quang Phục kế nghiệp vua Lý Nam Đế chống Lương, xưng là Triệu Việt Vương, giữ chủ quyền trong 52 năm
+ Năm 687: Khở nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến chống lại sự cai trị của nhà Đường
+ Năm 722: Sự đô hộ của nhà Đường sụp đổ do cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, đóng đô ở Vạn An, xưng Mai Hắc Đế
+ Năm 766 – 791: Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng) lãnh đạo nhân dân chống quân nhà Đường
+ Năm 906 – 930: Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết Độ Sứ đã khởi nghĩa chống nhà Đường, giành độc lập được 24 năm
+ Bức tranh “khởi nghĩa Hai Bà Trưng”: do 2 chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị lãnh đạo. Tháng 3 năm 40, Hai Bà Trưng đã triệu tập tướng sĩ, phát lệnh khởi nghĩa ở cửa sông Hát Giang với 4 câu thề :
“ Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.”
Trước sự tiến công mạnh mẽ của dân chúng, bọn quan lại Đông Hán đã bỏ chạy, chính quyền đô hộ sụp đổ nhanh chóng. Bà Trưng được tôn làm vua, xưng hiệu Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh, trị vì được 3 năm.
+ Anh đền thờ Hai Bà Trưng (Vĩnh Phú): Năm 43 sau khi thất trận bởi đạo quân xâm lược của Mã Viện, Hai bà Trưng đã gieo mình xuống Hát Giang tự vẫn. Nhân dân nhớ ơn bà, lập dền thờ hại bà tại làng Hạ Lôi – Yên Lãng. Đền thờ hai Bà vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.
+ Một số đền thờ các anh hùng dân tộc:
Hai Bà Trưng (Vĩnh Phú)
Lăng Bà Triệu (Thanh Hóa)
Đền thờ Lý Bôn (Hà Tây)
Lăng Phùng Hưng (Hà Nội)
Đền thờ Mai Hắc Đế (Nghệ An)
+ Hộp hình chiến thắng Bạch Đằng (năm 938): chiến thắng này đã chấm dứt thời kỳ mất nước hơn 1000 năm và đã mở ra khỉ nguyên mới, thời kì quốc gia phong kiến trên đất nước Việt Nam, chiến thắng Bạch Đằng Giang do Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân chống lại quân Nam Hán
+ Trống đồng: Mặc dù bị cấm đoán, nhân dân vẫn chế tạo sản xuất trống đồng vì nó là một vật tiêu biểu cho truyền thống dân tộc. Trống đồng thời kì Bắc thuộc có kích thước nhỏ hơn trống đồng Đông Sơn, hoa văn cũng đơn giả hơn .
+ Trống chậu bằng Đồng: Chống lại lệnh cấm dùng trống của Thái Thú nhà Hán ban hành, hàng ngày nhân dân sử dụng nó như dụng cụ sinh hoạt ngày thường nhưng khi có lễ lớn nó được chuển xuống thành trống.Điều đó đã nói lên sức sống của nền văn hóa Đông Sơn từ thời vua Hùng dựng nước.
+ Ngôi mộ cổ phía Bắc: nhiều di vật được tìm thấy ở các ngôi mộ cổ ở các tỉnh phía Bắc. Thanh Hoá Bắc Ninhcòn lưu giữ lại các viết tích của sự giao lưu văn hóa Việt – Hán, vết tích đa số bằng đồng: dao, kiếm, mũi giáo, đỉa, tô đều bằng đồng …. Vòng trang sức, bát dựng trên cổ bằng đồng
Điều này chứng tỏ người Việt chúng ta đã tiếp nhận, sử dụng và tìm cách Việt hóa các vật dụng ngoại nhập
Đến với bảo tàng ta còn thấy được “mộ xác uớp Xóm Cải”
*** Phòng 4: MỘ XÁC ƯỚP XÓM CẢI***
Tháng 11-1994 trong lúc giải tỏa mặt bằng chung cư Xóm Cải phường 8 quận 5, các nhà khảo cổ đã phát hiện mộ xác ướp. Đây là ngôi mộ song táng có 2 huyệt mộ (nam tả, nữ hữu), thi hài đặt xong trong quan tài gỗ dày phủ sơn đen, ngoài có quách gỗ. Thi hài nam còn lại 1 ít xương và một số đồ tùy táng: 7 nhẫn vàng, 1 cây quạt, 1 cây lược, 1 ống ngoáy trầu, 1 bình vôi
Thi hài nữ cao 152cm, đã teo đét, sụn mủi và nhãn cầu mắt bị hủy hoại, tóc và móng tay chân còn chắt, các khớp chi và cỗ vẫn còn mềm mại, cổ đeo chuỗi hột bồ đề, hai cổ tay mỗi bên đeo 1 vòng vàng, thi hài được mặc nhiều lớp quần áo lụa và gấm. Trong túi nhỏ có 4 tờ giấy gồm: lòng phái qui y, bài chú vãng sanh tịnh độ, bản hồng danh 5 vị phật, bài chú mật tông, trên có phủ triện còn đọc được chữ “ Hòang Gia … “. Dưới đáy quan tài có lớp nhựa thông và Tâm Thất Tinh – tấm ván có dục thủng hình sao Bắc Đẩu. Theo nghiên cứu bước đầu, thì đây là thi hài của bà Trần Thị Hiệu mất năm 1869, thọ 60 tuổi.
*** Phòng 5: THỜI LÝ (thế kỉ XI – thế kỉ XIII)***
Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, Việt Nam chấm dứt hoàn toàn thời kì mất nước kéo dài hơn 1000 năm
Năm 981, bằng sức mạnh của quốc gia thống nhất, Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh tan cuộc xâm lược thứ nhất của quân Tống
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triềi Lý. Công cuộc xây dựng đất nước được xúc tiến mạnh mẽ, quân đội được tổ chức chính quy
Năm 1077, dân tộc Đại Việt đã đánh tan cuộc xâm lược của quân Tống lần thứ hai. Quyền bất khả xâm phạm, ý thức độc lập và chủ quyền dân tộc thể hiện qua bài thơ bất hủ của Lý Thừơng Kiệt – bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phân tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẵng hành khang thủ bại hư “
Sau thắng lợi, nhà Lý khẩn trương xây dựng lại đất nước, khôi phục lại kinh tế, phát triển văn hoá nghệ thuật. Có thể nói triều Lý là nhà nước phong kiến đầu tiên ở Việt Nam được thành lập và phát triển về mọt mặt
+ Bảng thống kê loạn 12 sứ quân: sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), triều đình nảy sinh biến loạn các thế lực phong kiến nổi dậy, tranh chấp lẫn nhau dẫn đến loạn 12 sứ quân
° Kiều Phong Hãn chiếm giữ Phong Châu (Bạch Hạc – Vĩnh Phú)
° Kiều Thuận chiếm giữ Hồi Hồ (Cấm Khê – Vĩnh Phú)
° Nguyễn Khoan chiếm giữ Tam Đèn (Yên Khê – Vình Phú)
° Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Ba Vì – Hà Tây)
° Đô Cảnh Thạc chiếm giữ Đỗ Đông (Thanh Oai – Hà Tây)
° Nguyễn Hưu Tiệp chiếm giữ Tiên Du (Tiên Sơn – Hà Bắc)
° Lã Đường Lâm chiếm giữ Tế Giang ( Văn Lâm – Hải Hưng)
° Nguyễn Siêu chiếm giữ Tây Phú Liệt (Thanh Trì - Hà Nội)
° Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đằng Châu (Kim Đồng – Hải Hưng)
° Trần Lãm chiếm giữ Bố Hà Khẫu Vũ Tiên - Thái Bình)
° Vua Ngô là Ngô Xương Xí cũng rút về chiếm giữ vùng Binh Kiều (Triệu Sơn – Thanh Hoá)
+ Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (năm 968): diều này nói lên tinh thần độc lập dân tộc tự chủ phủ nhận quyền bá chủ phương Bắc đã áp đặt lên dân tộc Việt Nam từ ngàn năm trước
+ Vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn kinh thành Hoa Lư làm kinh đô mới. Vùng Hoa Lư bốn phía núi non hiểm trở, chỉ cần xây luỹ kiên cố nối liền, có thể chống lại những cuộc tấn công bất ngờ. Do thành Hoa Lư được dựng trên đất lầy, dễ lún, nên móng phải được gia cố, xử lý tốt bằng cách trải lót cành cây lẫn đất, đắp thành nhiều lớp, đá tảng đóng sâu xuống giữa móng, chân tường thành được chắc chắn
+ Chân dung Lê Đại Hành: năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, vua nối ngôi còn nhỏ, nội bộ triều đình xung đột. Lê Hoàn là người có uy tín nhất nên được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà tiền Lê. Ong đã lãnh đạo nhân dân chống quân Tống xâm lược lấn thứ nhất
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, dặt tên nước là Đại Việt, lập ra triều Lý
+ Chế độ quan chế thời Lý:
° Đứng đầu là Vua rồi đến các quan chức cao cấp văn võ. Năm 1042 bộ luât Hình thư được ban hành cũng là bộ luật đầu tiên của Việt Nam. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên tuyển lựa nhân tài. Chứng tỏ nhà nước trung ương đã tương đối ổn định.
+ Anh lập thương cảng Vân Đồn: thương cảng này được lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Thương cảng quan trọng và sầm uất nhất của Đại Việt
+ Anh phong cấp ruộng thác đao tiền và thực ấp: Vua có quyền đem một số hộ nông dân hoặc ruộng đất của công xã phong cấp cho quý tộc, quan lại cao cấp. Những người nông dân phải nộp đủ tô, thuế , lao dịch, đi lính cho người được phong. Ruộng đất do ban thưởng, phong cấp thường được gọi là “ruộng ném đất”. Tương truyền rằng người được thưởng đứng trên núi ném đao đi xa đến đâu thì chiếm đất đến đấy.
+ Tủ đựng những đồng tiền thời Lý:
° Thuận Thiên thông bảo (1042 – 1028)
° Minh Đạo thông bảo (1042 – 1162)
° Đại Minh thông bảo (1140 – 1162)
Đồng tiền hình tròn, có lỗ hình vuông ở giữa, tượng trưng cho trời và đất. Bề mặt có niên hiệu vua. Bề trái thường để trơn, có khi đề chữ chỉ năm đúc, nơi đúc, giá trị tiền
+ Bản đồ chiến thắng quân Tống (1070 – 1077): Dưới triều vua Lý Nhân Tông, nhằm đối phó với tham vọng xâm lược của nhà Tống, Phụ Quốc Thái úy (tể tướng) Lý Thường Kiệt đã trực tiếp, chủ động tổ chức tiến công thẳng sang đất Tống để tự vệ. Năm 1076, thành Ung Châu bị chiếm giữ. Lý Thừơng Kiệt cho phá hủy kho trữ lương thực, dùng đá lấp sông, chặn đường tiếp viện của địch rồi nhanh chóng rút về nước, chuẩn bị cuộc kháng chiến quy mô lớn “phòng tuyến sông Cầu”. Nơi đây đã quyết định sự thảm bại của quân Tống
+ Hộp hình phòng tuyến sông Cầu ở Hà Bắc: tất cả đường bộ từ phía Đông Bắc tiến vào Thăng Long đều phải đi qua ngã sông Cầu. Lợi dụng địa thế lòng sông như một chiến hào thiên nhiên lợi hại, suốt từ chân núi Tam Đảo đến Lục Đầu, Lý Thường Kiệt đã cho đắp đất cao mấy thước, đóng tre làm dậu dày mấy tầng “sông sâu, thành cao, dậu dày” tạo thành chứơng ngại vật kiên cố làm tuyến phóng ngự lón của quân ta. Cuối năm 1076 đầu năm 1077 địch đưa muời vạn quân tác chiến và 20 vạn dân binh đánh Đại Việt theo hai đường thủy và bộ. Thủ binh Tống bị quân ta đánh bật ra khỏi vùng biển Đông Bắc, còn bộ binh chia làm hai cụm đóng bên bờ bắc sông Cầu, do những tướng giỏi của nhà Tống là Quách Qùy, Triệu Tiết chỉ huy chia làm 2 lần đột phá trận tuyến ở bến đò Như Nguyệt nhưng đều bị Lý Thường Kiệt phản kích kịp thời. Địch phải chuyển từ thế tiến công sang thế phòng ngự. Lý Thường Kiệt vượt sông bất ngờ đánh úp doanh trại chính của quân địch ở quảng sông Tháo Túc. Lực lượng địch bị chia cắt và bị tiêu diệt hơn một số quân. Tháng 3 năm 1077 quân Tống rút chạy về nước trong càng hoản loạn
+ Bia Linh Xứng: Dựng năm 1126 ghi lại thân thế sự nghiệp công lao to lớn của Lý Thường Kiệt qua các chiến công: Khâm, Liêm, Ung Châu, phòng tuyến sông Cầu, đồng thời nói lên sự ra đời và phát triển của Phật giáo thời Lý
+ Chùa Một Cột (còn gọi là chùa Diện Hựu): xây dựng năm 1049 thời vua Lý Thái Tông, xây dựng với nguy6en nhân vua nằm mơ thấy thấy Quan Am dẫn mình lên toà sen, chùa được xây để thờ Quan Thế Am Bồ Tát mang ý niệm cao cả: lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Chùa được khôi phục năm 1954, vì chùa gốc đã bị thực dân Pháp phá huỷ trước khi chúng rút lui. Chùa Một Cột hiện nay nằm trong quần thể kiến trúc Lăng và bảo tàng Hồ Chí Minh – Hà Nội
+ Tượng A Di Đà (1057 – Hà Bắc): Đây là pho tượng quý có từ thời Lý, làm bằng đá, cao 1,87m, bệ tượng hình bát giác, có nhiếu bậc cao 0,9m, bố trí hoa văn. Tượng Phật trưng bày ở Bảo tàng được làm bằng thạch cao từ nguyên bản bằng đá, đặt ở chùa Phật Tích (Hà Tây)
+ Tủ gốm kiến trúc:
° Gạch thời Lý : được tìm thấy ở chùa Phật Tích với bề mặt được khắc nổi hai hàng chữ Hán theo chiều dọc:
“Lý Gia đệ tam Đế Chương
Thánh gia Khánh thất niên tạo”
Có ý nghĩa được làm năm thứ 7 (1065), đời vua Lý Thánh Tông
° Hai khối hoa sen: Trong lòng khối hoa sen co “lõi” hình ống, rỗng, lòng nhô cao hơi loe ra, khối sen nhỏ, đường kín 0,3m, đặt trong lòng khối sen lớn đường kín 0,5m, bằng đất nung, màu đỏ gạch, chạm nổi thành 3 lớp cánh sen
° Khối vòm tháp: Chạm nổi cầu kì, trai chuốt hoa cúc dây uốn lượn hình sin, treong mỗi khúc uốn có hình bông cúc tròn, lá rải dều từ đầu đến cuối
° Mãnh kết tầng tháp: mặt ngoài chạm nổi hoa chanh 4 cánh và diềm cánh sen
° Hai mô hình nhà: trên thường cham hoa chanh, mái ngói hình ống, đầu ngói trang trí những cánh hoa, cửa chính có vòm cong
° Một pho tượng phỗng: tượng bị mất đầu, quỳ gối, hai tay buông so le.
+ Khối bề sen bằng đá Sa Thạch: đường kín 45cm, có lẽ là Phật, mặt bệ phẳng, chung quanh chạp nổi hai lớp hoa sen, mỗi lớp 16 cánh.
+ Tủ gốm gia dụng: tiêu biểu là loại gốm men ngọc, phủ ngoài cốt gồm 1 lớp men trong, dày, màu xanh lục hay màu trắng ngà. Cốt gốm cứng, rắn và nặng, được tạo dánh thanh mãnh
+ Chiếu dời đô: Vào thời Lý, công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh về mọi mặt. Nền văn hóa dân tộc được mở mang và phát triển xây dựng nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc – nền văn hoá Thăng Long hay nền văn hóa Lý-Trần
***Phòng 6: THỜI TRẦN (Thế kỉ XIII - thế kỉ XIV)***
Năm 1266, triều Lý suy vong, triều Trần được thành lập, đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và quy luật phát triển của lịch sử
+ Bản đồ cuộc xâm lược của đế quốc Mông Cổ từ Á sang Au (thế kỉ XIII - XV): lãnh thổ đế quốc Mông Cổ Mông Cổ đã được mở rộng đến sát biên giới Đại Việt. Chính trên bước đuờng xâm lược, chúng đã vấp phải một bức lũy thép, đó là dức kháng chiến vô cùng anh dũng của nhân dân Đại Việt
+ Bàn đồ 3 lần chiên thắng quân Nguyên Mông:
° Lần thứ nhất (1258): với 3 vạn kị binh, bị đánh thảm bại, phải rút lui về Vân Nam
° Lần thứ hai (1285): với lực luợng viễn chinh lớn. Cuộc kháng chiến lần thứ hai này gay go và ác liệt, quân thù càng thất bại nhục nhã và thắng lợi của Đại Việt càng thắng lợi vang dội
° Lần thứ ba (1288): hủy bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản để dồn lực lượng vào xâm lược Đại Việt. Lần này ngoài bộ binh, kị binh, còn tăng cường thêm thủy binh và một đoàn thuyền tải lương. Nhưng cuộc xâm lược lần thứ ba của quân thù lại bị đập tan
+ Bản liệt kê: danh nhân danh tướng thời Trần
° Trần Thủ Độ
° Trần Quốc Tuấn
° Trần Quang Khải
° Trần Nhật Duật
° Trần Khánh Dư
+ Ba cọc gỗ Bạch Đằng: theo kế hoạch của Trần Quốc Tuấn, quân dân ta xẻ gỗ lim, gỗ táo đẽo nhọn, cắm xuống sông tạo bãi chướng ngại vật lớn ngăn cản các chiến thuyền địch khi thủy triều xuống. Chiến thắng này đã làm thất bại âm mưu biến nước ta thành bàn đạp của đế quốc Mông Cổ để mở rộng xâm lược xuống các nước Đông Nam Á
+ Gốm trang trí "thời Trần" rât đa dạnh thường được nung, một số có phủ men, những hình tượng rồng, phượng với những nét cong tròn mềm mại tinh tế, những viên ngói Mũi Hài phủ men dày đầy đặn, gạch lát nền lớn ở phủ Thiên Trường, trên mặt gạch in nổi những hình hoa sen, cúc, chanh cách điệu
+ Thạp gốm hoa màu nâu: tìm thấy ở Thanh Hóa, cao khoảng 70cm đường kính khoảng 63cm, phản ánh tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam dưới thòi Trần
+Mô hình tháp Bình Sơn (Vĩnh Phú), tháp Phổ Minh (Biên Hòa): Ở thời Trần, Phật giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần
° Bình Sơn (còn gọi là tháp Then hay chùa Vĩnh Khánh): Ở Tam Sơn tình Vĩnh Phúc, có 12 tầng cả bệ, cao 16m, có hoa văn trang trí
° Tháp Phổ Minh: ở xã Tức Mặc có 14 tầng cao trên 22m, tường dưới xây bằng đá, 13 tầng trên đều xây bằng gạch, được trang trí bằng những tượ đá bằng rồng và sóc
+ Cánh cửa chạm khắc gỗm Phổ Minh: Đây là 1 trong 4 cánh cửa bộ của chùa được làm bằng gỗ lim, lắp ngay lối đi vào chính giữa chùa. Đề tài trang trí là những hình rồng uốn khúc quen thuộc, những hoa văn són nước gợi cho chúng ta có cảm gíc uy nghi trang nghiêmtrước lúc buớc vào chiêm ngưỡng phật tổ
+ Hổ đá lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình):biểu tượng của uy quyền nhà vua, vừa được tôn thờ như người bảo vệ đền chùa, lăng tẩm
Sau 30 năm kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi (1258 - 1288), nhà Trần lúc đầu ra sức phục hồi kinh tế và phát triển văn hoá, nhưng về sau lại lo củng cố địa vị thống trị, thâu tóm những thành quả đấu tranh , xây dựng của nhân dân. Trong ti`nh trạng rối ren đó Hồ Quý Ly, một quý tộc có thế lực thời Trần , lâp ra vương triều mới, đó là triều Hồ
***Phòng 7: THỜI LÊ (thế kỉ XV - thế kỉ XVII)***
Sau khi Hồ Quý Ly lật đổ triều Trần và thất bại trong kháng chiến chống quân Minh (1407). Nước Đại Việt rơi vào ách thống tri phong kiến của các nước, do các cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát nên cuối cùng đều thất bại. Cuộc kháng chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm trải qua bao nhiêu gian khổ, mất mát hy sinh. Năm 1427 Lê Lợi lâp đánh đuổi quân Minh lập ra triều Lê
+ Tủ vũ khí thời Lê: còn thô sơ gồm dao, kiếm, mũi lao, ngoài ra còn có khẩu súng bằng đồng, đạn bằng gang hay đá, súng ở đây có 2 khoang, 1 chứa chất nổ gắn ngòi, khoang trên chứa đạntròn bằng gang hay đá
+ Hộp hình Ai Chi Lăng (Lạng Sơn): Địa hình hiểm trở, hướng hành quân của 10 vạn quân Minh, vì vậy nơi đây rất thích hợp làm trận đại mai phục. Tháng 10-1427 giặc đã lọt vào trận địa này. Liễu Thăng bị chém đầu, quân ta đã tiêu diệt 1 vạn quân. Chiến thắng này góp phần quan trọng vào việc giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Minh
+ Chân dung Nguyễn Trãi (bản photo dệt lụa): Ong là vị anh hùng dân tộc niềm tự hào của nhân dân ta, ông là linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Minh
+ Một số đền thờ: Để tỏ lòng những người có công với đất nước, nhân dân Việt Nam ở mọi nơi đều dựng đền thờ tưởng niệm họ
+ Anh đền thờ Lê Lợi (Lam Sơn - Thanh Hóa), (1385-1433): Đau lòng trước cảnh nuớc mất nhà tan, ông nuôi chí diệt thù cứu nước, đem cả tài sản và tâm huyết của mình để thực hiện lý tưởng đó. Dẹp xong giặc Minh, Ông lên ngôi lập ra nhà Lê
+ Anh đền thờ Nguyễn Xí ( Nghi Hợp - Nghi Lộc - Nghệ An)
° 1396 - 1465: Ở làng Thượng Xà huện Chân Phúc, gia đình bản thân ông sống bằng nghề buôn muối, Ong gia nhập quân Lam Sơn, lập được nhiều chiến công oanh Liệt
+ Tiền thời Lê: Nền kinh tế phục hồi và phát triển công thương nghiệp nên nhà nước mở xưởng đúc tiền và vũ khí. Tiền thời Lê sơ không thấy có những gang, sắt, thiếc chủ yếu là bằng đồng. Có nhiều loại:
° Thiệu Binh Thông Bảo - đời vua Lê Thánh Tông (1434 - 1449)
° Đại Hoà Thông Bảo - đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1453)
° Thái Hoà Thông Bảo - đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1453)
° Diên Ninh Thông Bảo - đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1453)
° Quang Thuận Thông Bảo - đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497)
° Hồng Đức Thông Bảo - đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497)
+ Tủ con dấu thời Lê: Lam bằng, kim loại được khắc bằng chữ Hán, hình dáng kích thước được quy định bởi các cấp, tổ chức khác nhau. Ở đây có một con dấu bằng đồng tìm thấy ở Quãng Ngãi năm 1988, dấu làm vào năm 1471, lưng ghi chữ Hán: "An của Ty Thừa Tuyên Sứ cai trị xứ Quảng Nam - Ty Thượng Bảo chế tạo. Hồng Đức thứ hai (1471)".
+ Tổ chức chính quyền thời Lê
+ Sơ đồ tổ chức quân đội
+ Chế độ ruộng đất: Thời Lê chia theo hai chế độ: quân điền, Lộc Điền. Tât cả dân trong xã đều chia được ruộng, không đều nhau mà theo chức tước, bậc cấp xã hội, 6 năm được cấp 1 lần. Quan được 11 phần, dân được 2 phần rưỡi
+ Tượng Quan Am nghìn mắt, nghìn tay: được làm vào năm 1656, ý nghĩa và gía trị của bức tượng ở chổ gợi lên hình ảnh tượng trưng cho bàn tay, khối óc, lao động và trí tuệ, biểu hiện sức sống và sự vươn lên của người
+ Gốm thời Lê: làm từ loại men trắng hoa lam, có nhiều loại tô, chén, dĩa, chân đèn …
Thời gian này có nhiều trung tâm sản xuất: gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Hà), Chu Đậu, Hợp Lê (Hải Hưng), tới thời Mạc gốm thường ghi niên hiệu nơi làm và người sản xuất
+ Ngoài ra còn có những bản sao hiện vật như: các loại vũ khí, đầu rồng (Lam Sơn - Thanh Hoá), lân, bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
***Phòng 8: THỜI TÂY SƠN (Thế Kỉ XVIII)***
Vào giai đoạn này phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng
hoảng tòan diện do sự tranh chấp giữa các tập đoàn Phong kiến
+ Xung đột Bắc - Nam(1527 - 1592)
+ Trịnh Nguyễn (1627 - 1672)
+ Bản đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII
Là thời kì của phong trào nông dân chống phong kiến nổ ra ở khắp nơi cả đàng trong lẫn đàng ngoài
Đặc biệt vào mùa xuân 1771, khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em nhà Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đã lật đổ nền thống trị của chúa Trịnh
Đồng thời phong trào Tây Sơn còn chống lại cuộc kháng chiến chống xâm lược của quân Xiêm (Thái Lan) phía Nam và quân Thanh (Trung Quốc) phía Bắc
+ Tủ đồ gốm thời Tây Sơn: Kế thừa truyền thống và tiếp tục phát triển truyền thống "gốm Hoa Lam" thời Lê, gốm thời kì này mang tính dân tộc như bình vôi, âu dựng nước
+ Trống đồng Cảnh Thịnh: Tuy không có những hoa văn đặc sắc nhưng đã thể hiện tinh thần dân tộc, được đúc vào năm 1801
+ Chuông đồng đúc năm 1779
+ Ngoài ra còn có trên 68 hiện vật của thời kì này được trưng bày gồm: tiền, vũ khí Trung Quốc, lục lạc, bình bằng đồng, lư hương, bình, nậm rượu, tô, chén bằng gốm, tượng phật, la hán bằng gỗ
+Bản đồ chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1784 - 1785)
+ Hộp hình Trận Gạch Rầm - Xoài Mút (Mỹ Tho - Tiền Giang)
ª Hộp hình đã tái hiện trận đánh oanh liệt này do Nguyễn Huệ lãnh đạo, Ong đã cho bố trí một trận địa mai phục tại đây. Thuỷ binh dấu sâu trong các nhánh sông nhỏ giữa cù lao. Bộ binh, pháo binh mai phục trên bờ. Trên cù lao giữa sông ngày 19-01-1785 địch đã kéo toàn bộ lực lượng tiến đánh Tây Sơn ở Mỹ Tho. Ong cho pháo binhbất ngờ nhả đạn làm cho địch rối loạn đội hình. Kết quả toàn bộ địch bị đánh bại, hơn 4 vạn quân xiêm bị tử trận.
Với chiến thắng lẫy lừng đó quân dân ta đã đ165p tan âm mưu xâm lược và hành động bán nứơc của Nguyễn Anh
+ Bản đồ: Quang Trung đại phá quân Thanh
Được tin báo cấp ngày 21-12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, lâp tức lãnh đạo tiến qu6an ra Bắc đánh quân xâm lược
ª Ngày 25-01-1789:Đạo quân chủ lực vượt sông Đáy mở cuộc tiến công đại phá quân Thanh
ª Ngày 28-01-1789: bao vây và hạ Đồn Hạ Hồi
Ngày 30-01-1789: Dùng thương binh và cảm tử quân triệt phá đồn Ngọc Hồi trong vòng 5 ngày đêm - đêm, đầu xuân Kỉ Dậu, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân Thanh xâm lược
+ Hộp hình chiến thắng Ngọc Hồi : Mờ sáng ngày 30-01-1789 quân ta bước vào trận quyến chiến với địch ở đồn Ngọc Hồi. Vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy trận công đồn ác liệt, đội tượng binh gồm 100 con voi chiến của Tây Sơn xông vào tấn công, với kị binh của quân Thanh đã xông ra nhưng nhanh chóng tan vỡ
Bọn chúng đã bắn đại pháo, cung tên để cản đường quân ta, đội xung kích của Tây Sơn với nhiều chiến sĩ cảm tử, dùng lá chắn lớn, che mình xông vào chiến luỹ địch và gía chiến. Đạo quân Tây Sơn ào ạt xung phong trận địa trước sức mạnh của quân đồn Ngọc Hồi bị san phẳng
+ Tranh gò đồng, Xuân chiến thắng Đống Đa: Mô tả cảnh đoàn quân Tây Sơn chiến thắng do vua Quang Trung lãnh đạo, trong chiên bào nhuộm đen. Quân Tây Sơn đã tiến vào Thăng Long giữa mùa xuân rực rỡ hoa đào này mùng 5tết Kỷ Dậu - Xuân 1789
+ Tủ vũ khí thời Tây Sơn: Kỷ thuật quân sự thời Tây Sơn có nhiều bước phát triển hơn so với trước
ª Vũ khí mang nét hơn so với trước
ª Pa - Nô, Các lệnh chỉ về chính sách Khuyến Nông: Năm 1789, Vua Quang Trung ban bố phục hồi quân phiêu tán, khai khẩn đất bị bỏ hoang đồng thời đề ra nhiều chính sách kinh tế, chú ý phát triển nông nghiệp động viên nông dân sản xuất
ª Quang Trung ra lệnh bãi bỏ một số thuế công thương nặng nề, mở rộng buôn bán vời nước ngoài, mở mang công cuộc phát triển. Những điều này mở ra hướng phát triển mới cho xã hội Việt Nam lúc đó
+ Chiếu dịch sách Hán ra chữ Nôm của Quang Trung: việc học được mở rộng và chế độ thi cử được chấn chỉnh. Đặc biệt Vua Quang Trung rất coi trọng chữ Nôm, muốn đưa địa vị chữ Nôm lên đại vị chữ viết chính thức của quốc gia. Ong cho lập viện Sùng Chính, để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm nhằm dạy cho dân. Từ đó chữ Hán không còn chiếm địa vị độc tôn nữa. Đó là bước phát triển với nền văn hoá dân tộc
***Phòng 9: Thời Nguyễn Và Phong Trào Chống Thực Dân Pháp (Thế Kỉ XIX - Đầu Thế Kỉ XX)***
+ Bảng chế độ ruộng đấ thời Nguyễn:
ª Quảng điền: Ruộng đất 3 năm chia lại 1 lần, quan Nhất Phẩm 15 phần Cửu Phẩm 8 phần, lính Cấm Binh 9 phần, Tinh binh 8 phần, dân đinh 5 phần rưỡi, mồ côi phụ nữ góa 3 phần
ª Chính sách khẩn hoang:
- Đồn điền
- Doanh điền
- Khẩn hoang ruộng đất bỏ hoang ở địa phương
+ Hình ảnh dân số xã hội Việt Nam (thế kỉ XIX - thế kỉ XX): Anh được chụp lại và phóng to, song chúng ta vẫn còn thấy được sự đón tiếp long trọng của triều Nguyễn tiếp phái đoàn nước ngoài ở kinh đô Huế
+ Hiệp ước bán nước
+ Bảng thống kê một số cuộc khởi nghĩa
ª Khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Thái Bình - Hải Dương (1821 - 1827)
ª Khởi nghĩa Nùng Vằn Vân ở Tuyên Quang - Thái Nguyên.
ª Năm 1859 - 1861, khởi nghĩa Trần Thiệu Chính, Lê Huy, Dương Đình Tân ở Gia Định giết quan ba Barbe đánh tàu Primoget.
ª Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá (1861 - 1868) đốt tàu Espérance ở vàm sông Nhật Tảo (Long An)
+ Tủ vũ khí của Pháp: Trong thời kì xâm lược Việt Nam, Pháp đã sử dụng nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại như tàu, xe, đại bác … những khẩu súng trưng bày ở đây phần nào nói lên sự quy mô ác liệt của cuộc chiến tranh.
+ Tủ vũ khí quân Việt Nam: có nhiều loại dao, kiếm, mã tấu súng trường …..
+ Mô hình trận đánh tàu Espérance: Nguyễn Trung Trực đã chiêu mộ nghĩa quân và lập 1 chiến công vang dội trên vàm sông Nhật Tảo ngày 10-12-1861. Trận đánh này đã đốt cháy và đánh chìm pháo hạm Espérance, diệt 37 quân địch.
Ông đã có câu nói nổi tiếng: "Khi nào người Tây nhổ hết cỏ nuớc Nam thì mới hết nguời Nam đánh Tây"
+ Tranh tấn phong Trưong Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái (do hoạ sĩ Phi Hoành thực hiện năm 1986 bằng bột màu): Trương Định quê ở Bình Sơn - Quãng Ngãi, đã chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp khi chúng đến Gia Định (1859). Sau trận đánh quyết liệt ở Sài Gòn, các tỉnh xung quanh và sau trận đánh quyết liệt trên sông Soài Rạp ngày 20-08-1864 ông đã bị thương nặng và tự xác để không bị quân địch bắt
+ Tủ một số tác phẩm của Nguyễn Ai Quốc và đảng Cộng Sản Đông Dương: tiêu biểu như "Le Paria", "Đuờng Cách Mệnh", đặc biệt là "Luận cương chính trị của đảng Cộng Sản Đông Dương", năm 1930 vạch ra đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
+ Tủ tiền thời Nguyễn: các vua thời này chú ý đến việc đúc tiền, mỗi vua có cách đúc tiền khác nhau
ª Thời vua Tự Đức cho phép địa phương đúc tiền: Hà Nội, Bắc Ninh … nhưng mang lên từng địa phương
ª Ở Bảo táng có một số loại tiền thời Nguyễn:
Tự Đức Thông Bảo
Đồng Khánh Thông Bảo
Thành Thái Thông Bảo
Duy Tân Thông Bảo
Khải Định Thông Bảo
Gia Long Thông Bảo
Minh Mạng Thông Bảo
Bảo Đại Thông Bảo
+Tủ áo thời vua Nguyễn: Ở đây trưng bày áo vua, quan văn, quan võ. Ao vua có thêu rồng 5 móng, nền vàng, mắt rồng, có con ngươi khác biệt áo quan rồng chỉ được thêu 4 móng
+ Ngoài ra còn trưng bày đồ gỗ, khám thờ, gương gia dụng, sập gỗ cẩn ngà voi, bình phong. Đáng lưu ý là bức bình phong tại đây cho thấy đ1o là một bức tranh đệiu khắc hoàn hảo của Việt Nam ở thế kỉ XX
+ Bên cạnh đó đến phòng này chúng ta còn thấy tủ tr7ng bày đồ thủ công mỹ nghệ với những chiếc khay, hộp được cẩn xà cừ rất đẹp
+ Song song với trình độ cao về thủ công mỹ nghệ, thì nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam thời Nguyễn đã góp phần đem lại niềm vui tinh thần lạc quan cho con người thưởng thức nó. Nhạc cụ thời này nhiều loại khác nhau: đàn bầu, đàn tranh, đàn tỳ bà, sáo tiêu, bộ gõ…
+ Tủ gốm men Lam Huế: trưng bày đa dạng: bình trà, tô, chén, dĩa … đặc trưng loại gốm này thường ở vùng Giang Tây (Trung Quốc) Nhưng đối vời những sản phẩm này do người Việt vẽ mẫu
***Phòng 10: GỐM CỔ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á***
Tại đây giới thiệu các hiện vật gốm từ đất nung tới sành sứ, thuôc các nước châu Á như:
+ Gốm Nhật: Trưng bày 2 chiếc bình lớn men xanh trắng mỗi chiếc cao 1,67m, có niên đại từ đầu thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XX, vớ cổ rời, vẽ hoa lá, chim, bướm, và co phủ nhũ vàngở các cánh hoa, lá ngay giữa thân bình, men ngũ sắc thuộc các dòng gốm Hizen, Satsuma …
+ Gốm Thái: tưong đối phong phú với các loại gốm Sawamkhalok và Bencharông hiện có tại bảo tàng từ trước năm 1975 và nhận về từ bảo tàng Kiên Giang - do tìm thấy trong 1 chiếc tàu đắm ở Hòn Dầm
+ Gốm Campuchia: các loại gốm đặc trưng Campuchia phát triê%n vào thế kỉ XII - XII với kĩ thuật nằn gốm bằng tay và nugn nhẹ lửa, chủ yếu là đồ dùng trong sinh hoạt, thờ cúng
+Gốm Việt Nam: chiếm số lượng khá lớn có niên đại từ thế kỉ XVII - XIX đa phần là các đồ dùng trong sinh hoạt, thờ cúng (lư hương,bát nhang) từ lò Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nôi), và một số loại men xanh trắng được các vua quan nhà Nguyễn đặt Trung Quốc sản xuất
+ Gốm Trung Quốc: Gốm Trung Quốc rất tinh xảo và phát triển, nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà để xuất khẩu ra nước ngoài, có niên đại từ thế kỉ thứ VII - XIX (thời nhà Đường đến đời nhà Thanh). Các loại gốm từ các tỉnh Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông (Trung Quốc), một số được vớt lên từ con tàu đắm ở Hòn Dầm (Kiên Giang)
***PHÒNG 11: VĂN HOÁ ÓC EO (Thế Kỉ I - Thế Kỉ VI)***
Đầu tiên khi bước vào phòng này chúng ta sẽ thấy một gian phòng trưng bày những công trình nghiên cứu của ông Vương Hồng Sển.
Văn hoá Oc Eo :
- Là nên văn hóa được phát triển từ thế kỉ I - VI (trước công nguyên) ở lãnh thổ đồng băng Nam Bộ.
- Hiện nay ở Bảo tàng đã lưu giữ và sưu tập hiện vật Oc Eo phong phú , đa dạng:
ª Tủ đồ đá: có các công cụ rìu tứ giác, rìu có vai, khuôn đúc trang sức, bàn nghiền và chày nghiền dùng để nghiền các loại hương liệu hoặc nghiền bột màu để vẽ tượng
ª Tủ đồ đồng: Bao gồm các loại vật dụng như nhạc cụ, tượng Phật. Những dụng cụ bằng đồng có nguồn gốc bản đại đã góp phần khẳng định trình độ kĩ thuật luyện đồng đúc đồng của dân cư Óc Eo
ª Trong nghề thủ công thì đồ gốm của dân cư Oc Eo là phát triển mạnh và chia làm 3 nhóm:
Dụng cụ làm gồm: Chày nhào đất, bàn dập hoa văn, đồ chà láng. Chúng cũng tạo điều kiện cho việc tìm hiểu và đánh giá kĩ thuật tạo gốm thời bấy giờ
Gốm gia dụng: Chai, tô, dĩa … . Ngoài việc sử dụng chúng trong sinh hoạt hằng ngày, cư dân Oc Eo còn dùng sản phẩm gốm trong nghề đánh cá và nghề dệt
Gốm kiến trúc: Gạch ngói, động vật hình đỉng tháp, vật trang trí hình người
ª Tủ đồ đá quý: Với kĩ thuật mài cưa dũa chạm … nguời dân Oc Eo đã tạo ra bông tai, con dấu chuỗi hạt mã não ngọc tím .… Qua đó ta thấy được sự hiểu biết của họ về các loại đá quý rất cao
ª Tranh di tích Oc Eo
ª Tủ khim loại: Thợ thủ công Oc Eo đã sử dụng kim loại để chế tạo ra đồ trang sức. Đặc biệt có sự xuất hiện của đồng tiền kim loại vàng có khắc hình hoàng đế La Mã, phù điêu Ba Tư, đồng tiền mặt trời … có nguồn gốc từ Thái Lan, hình con ốc trên đồng tiền có nguồn gốc từ Miến Điện, chứng tỏ lúc bấy giờ cư dân Oc Eo đã giao lưu Quốc tế rất rộng, đó cũng là một thời kì thịnh vượng.
ª Sự hiện diện tượng Phật trong di tích Oc Eo chứng tỏ phật goái cũng chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ
ª Hình thức cư trú của cư dân Oc Eo thời bấy giờ là nhà sàn, di tích còn lại mà ta thấy ở bảo tàng đó là cột nhà sàn cách 1400 năm
***Phòng 12: NGHỆ THUẬT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Thế Kỉ VII - Thế Kỉ XIII) ***
Nơi đây trưng bày các tác phẩm bằng đá được điêu khắc bởi chính những cư dân bản địa của vùng ĐBSCL:
- Tượng Quan Am: Đây là pho tượng Phật quý hiếm của Bảo tàng, cao 0.9m, được tìm thấy ở Ngai Hoà Thượng, tỉnh Trà Vinh, niên đại từ thế kỉ VII - VIII
- Tượng Visnu: có niên đại từ thế kỉ VII - VIII, được tìm thấy ở Bến Tre, An Giang, Long An. Mình tượng trần, không đeo trang sức, tay cầm 4 vật: vỏ ốc đĩa tròn bông sen và gây
- Tượng Linga và Yoni: Linga là vị thần tương trưng cho tinh thần tuyệt đối dưới hính ảnh Linga - Yoni đồng thời cũng là hình ảnh sáng tạo
- Thần Surya: còn gọi là thần mặt trời tượng này được lảm từ TKVII tìm thấy ở An Giang và Đồng Tháp
- Tượng Nam thần: Ở TkVII - VIII tìm thấy bắng nguyên liệu sa thạch màu xám
- Tượng Nữ thần: tìm thấy ở Hà Tiên có niên đại sớm hơn các tượng khác, tượng không đeo trang sức, dáng người thô, mang dấu ấn điêu khắc của An Độ
- Tượng thần Ganesa: là thần của tri thức trí tuệ, tượng mình người đầu voi, tượng là 1 vị phúc thần, người dân buôn bán luôn cầu xin để buôn bán phát đạt
- Tượng nữ thần Uma: là vợ của Siva, có 4 tay, 2 tay giơ ngang lên đầu, tay phải cầm ốc, tay trái cầm đĩa tròn. Bên tương tạc đầu trâu dưới chân nữ thần. Tương tìm thấy ở Tây Ninh TkVIII, cao 0.9m
- Tượng đầu thần Visnu
- Tượng bò Nandin
***Phòng 13: BẾN NGHÉ - SÀI GÒN***
+ Tủ hiện vật bến đò: Di tích tìm thấy gồm rìu đá có vai, rìu đá tứ giác, đục đá, cuốc đá … . Di tích bến đò xuất hiện cách nay khảong 4000 năm
+ Hiện vật Gò Cát: Di tích Gò Cát thuộc ấp chùa Ong, xã Thạnh Mỹ Lợi, TPHCM, phát hiện năm 1985, di tích Gò Cát cách nay 3000 năm
Mộ đất Giồng Phiệt theo giám định đó là xương của 1 người nam khoảng 50-60 tuổi , xương còn gần đầy đủduy chỉ không tìm được xương bàn chân
Các tên gọi trước của Sài Gòn là:
Bến Nghé - Sài Gòn
Huyện Tân Bình
Phủ Tân Bình
Tỉnh Phiên An
Tỉnh Sài Gòn
Sài Gòn - Chợ Lớn
Tỉnh Chợ Lớn - Tỉnh Gia Định
Sài Gòn - Gia Định - Tân Bình
Sài Gòn - Gia Định
Nay gọi là Thành Phố Hồ Chí Minh
+ Mô hình: thành Gia Định xưa
+ Theo bản đồ TPHCM thì Gia Định xưa nằm ở các đường Nguyễn Đình Chiểu, Nam Kì Khởi Nghĩa, Lý Tự Trọng và Đinh Tiên Hoàng .
***Phòng 14: NGHỆ THUẬT CHĂMPA***
Vương quốc Chămpa có quá trình hình thành và phát triển cuối TK II sau Công Nguyên, Nhưng tên gọi Chămpa là do 1 quốc gia thống nhất cuối TK VI, đây là nước tiếp thu ảnh hương tôn giáo Ấn Độ từ sớm, tuy nhiên Chămpa vẫn tạo những net tôn giáo văn hoá riêng của mình. Chămpa là là sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền đã làm chi phối mạnh ở lãnh vực văn hóa. Khi đến dây ta thấy rõ nghệ thuật điệu khắc của Chămpa sinh động nói về cuốc sống xã hội mang nét văn minh phương Đông. Những hiện vật tiêu biểu mà Bảo tàng còn lưu giữ:
+ Đầu tược quỷ Asura: Tìm thấy ở Khương Mỹ - Quãng Nam Đà Nẵng TK X.
+ Tượng nữ thần Laskmi: Theo thần thoại An Độ được coi là vợ thần Visnu và được xuất hiện trong cuộc "Quấy biển sữa" của các thần và loại quỷ để tìm thuốc trường sinh bất tử. Nữ thần còn được gọi với tên là nữ thần sắc đẹp hay nữ thần thịnh vương
+ Bệ thờ 9 vị thần: Bệ này còn được gọi là "Trụ Ngạch Cửu Tú" thường phổ biến ở Campuchia nhưng hiếm ở Chămpa. Đây cũng là bệ thờ 9 vị thần duy nhất còn được thấy ở Chămpa hiện nay .
+ Tương thần Genesa: Tượng này vào TK VIII - X, là con của thần Siva được xem là thần hộ mệnh hay phúc thần, được nhiều nơi ở châu Á tôn thờ như Chăpa Tây Tạng CampuchiaNepan Nhật Bản đến thế kỉ thứ X tôn thờ Ganesa như 1 vị thần tối cao. Không chỉ những người theo An Độ mà cả người theo Phật giáo cũng tôn thờ vị thần này vì cho rằng thần này có tài gây ra và dập tắt mọi khó khăn trở ngại, có quyên ban hay không ban mọi sự tốt lành, có quyền đồng ý hay không bất cứ việc gì.
+ Thần Indra: Tìm thấy ở TK X ở Quãng Nam - Đà Nẵng, được xem là vị thần tối cao đứng đầu các vị thần, được gọi là thần sấm sét hay thần mưa.
+ Nhóm tượng múa khăn: Với bốn hiện vật được trưng bày. Hai tượng có nguồn gốc Khương Mỹ, tượng có nguồn gốc từ Trà Kiệu Quãng Nam - Đà Nẵng. Các tượng múa hát thể hiện những động tác nhịp nhàng uyển chuyển, khoáng đạt, có thể là điệu múa "Bà bóng" trong sinh hoạt tôn giáo
+ Tu sĩ Bàlamôn: Tư thế ngồi thiền tay cầm chuỗi hạt. Nhưng quan sát kĩ có thể đây là vị Phật. Ta có thể thấy được tư thế ngồn thiền và đặc biệt là đông tác bắt ấn hiện pháp luân của Phật
+ Thần Visnu: Được coi là thần bảo vệ đền tháp và tôn giáo, tìm thấy ở Tk IX - Tk X
+ Tượng sư tử: Hình tượng sư tử tập trung ở điêu khắc Trà Kiệu. Kinh đô đầu tiên của Chămpa mang tên TP sư tử. Bốn trong năm tượng sư tử trưng bày ở đây thuộc Trà Kiệu. Hầu hết hình tượng sư tử là sư tử đực. Biểu tượng sức mạnh và quyền uy của dân tộc Chămpa
+ Tượng Maraka và Kala: tượng Maraka (thủy quái), phổ biến trong điệu khắc Trà Kiệu thừong thể hiện ở phần đầu bao giờ cũng lộ rõ vòi và hành răng. Maraka là đối tượng thờ có liên quan với lễ hiến tế của người và vật. Hiện tượng này co thể thấy qua hai vật: một là Makara đang nuốt chân người, còn hiện vật kia thể hiện Kala ( được coi là thần Hắc hay hung thần) mỗi bên hàm ngâm 1 con nai, nai được biểu hiên ở tư thế cố nhảy ra khỏi miệng của Maraka và Kala
+ Tượng chim thần Garuda: Trong số 3 hiện vật trưng bày ở đây về loại hình chim thần Garuda, hai hiện vật thuốc điêu khắc Trà Kiệu ở Tk X - XI. Và một điêu khắc tháp Mẫm - niên đại Tk XII - XIV. Chim thần Garuda bắt rắn Naga ở Chămpa mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội hơn là ý nghĩa tôn thờ của thần Visnu. Tương truyền mẹ của rắn Naga đã hạ nhục me của chim thần Garuda nên giữa chúng có mối luôn thù. Đó là chim thần Garuda bắt và giết rằn Naga.
+ Vật hình ngon lửa: một có nguồn gốc từ Phong Lệ ( Quãng Nam - Đà Nẵng). Một có nguồn gốc từ Trà Kiệu Tk X. Ngọn lửa khá phổ biến ở điêu khắc Chămpa liên quan đến truyền thống thờ thần lửa (Agni). Lửa cần cho cuộc sống hàng ngày cũng như trong các lễ tế cúng, cũng là dây liên kết giữa thần và người trần tục. Những người An giáo với tục hoả táng thì coi chết là giải thoát, vì thế thần lửa coi là đấng tu sĩ cao ban phúc lanh cho con người. Theo tương truyền thần lửa Agni được coi là anh em sinh đôi với Indra. Đôi khi Agni nhập thân với Surya (thần mặt trời).
+ Bệ thờ vú phụ nữ: Đây là loại h2inh thờ khá phổ biến ở Chămpa, đặc biệt là những điêu khắc ở Bình Định và nó trở thành đặc thù ở Chămpa từ sau Tk X. Bệ thờ hình vu có nguồn gốc từ tháp Mẫm (tháp Mắm). Mô thức này có liên quan đến tục thờ thần Uroja (vú phụ nữ)hay còn gọi là nữ thần dựng nước, gắn chặt với tục thờ quốc mẫu và chế độ mẫu hệ ở Chămpa
Tóm lại những hiện vật về nghệ thuật ờ Chămpa được trưng bày ở phòng này tuy không nhiều nhưng phần nào cho ta thấy được sự đa dạng về hình thức thể hiện của nền nghệ thuật Chămpa nói chung và, lĩnh vực điêu khắc nó riêng đặc biệt là nội dung phản ánh về những nổi niềm và khát vọng của người dân Chămpa trong mối quan hệ giữa con người và xã hội, sự ưu tư giữa quá khứ, hiện tại và tương lai
***Phòng 15: THÀNH PHẦN DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM***
Việt Nam chúng ta gồm 54 thành phần dân tộc trải dài từ Bắc tới Nam trong đó người Kinh chiếm đông nhất, chiếm hơn 90% tổnng số dân cả nước Trong quá trình cộng cư lâu dài ỏ bên nhau, ngoài nhữ nét văn hóa mang tính chung của cả nước, mỗi dân tộc đều có đặc điểm sinh hoạt văn hóa, tính cách tâm lý thích hợp với điều kiện sống và cảnh quan địa lý của từng địa phương .
Hiện nay ở phía Nam có hơn 20 dân tộc, trong đó ngoài dân tốc Kinh (Việt) thuộc ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á) và dân tộc Hoa gồm ngôn ngữ Hán ( ngữ hệ Hán - Tạng), còn các dân tộc khác chủ yếu 2 hệ ngôn ngữ Môn - Khơme (ngữ hệ Nam Á) và Malayô - Pôlinêdi (ngữ hệ Nam Đảo). Về chế độ xã hội, nhiều dân tốc vẫn bảo lưu đậm nét những tàn tích của chế độ mẫu hệ trong mọi mặt của đời sống, nhiều dân tộc đang trong thời kì quá độ từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ và một số dân tộc khác đã khá phát triển.
+ Phòng trưng bày chuyên đề: "thành phần dân tộc ở các tỉnh phía Nam" được xếp theo từng bộ sưu tập
Công cụ sản xuất của các dân tốc rất phonh phú mang tính đặ trưng riêng cho từng vùng. Đối với những dân tộc sống ở vùng đồng bằng như nguời Việt, người Chăm, người Khơme thường sử dụng các công cụ như nọc cấy, phảng, vòng hái, cù nèo, lưỡi hái, là nhưng công cụ thích hợp cho việc canh tác ruộng lúa nước. Đố với những dân tộc vùng núi và cao nguyên như người Mơnông, người Mạ, người Eđê thì sử dụng các công cụ chà gạc cuốc gậy chọc lỗ thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu trên ruộng, nuơng rẫy. Nhưng cỹng có những loại công cụ sản xuất có chức năng giống nhau nhưng tên gọi khác nhau ở mỗi dân tộc
" Nọc cấy ngừơi Khơme được làm nằng tre già có một đầu vót nhọn dùng để soi đất cấy lúa nước
" Nọc cấy người Việt có hình thức khá đẹp,c án nọc cong vuốt, đều nọc thể hiện khá cầu kì, sử dụng ở ruộng thấp đất mềm
" Phảng ngươi Việt góp phần trong việc khai phá ĐBSCL như là để chặt, chém hay phát cỏ, phát rạ
" Đối với các dân tộc vùng tây nguyên như người Mơnông, Eđê, Mạ thì gạc của họ được sử dụng tương d0ối phổ biến cho việc phát nương trồng rẫy
" Đối vớicác dân tộc vùng Tây Nguyên, trong sản xuất Nông nghiệp thì cuốc có vai trò quan trọng. Do ở Tây Nguyên có nhiều loại đất phức tạp nên người ta phải chế tạo nhiều loại cuốc khác nhau. Lạoi được dùng phổ biến là chông, nó được dùng để xới cỏ cuốc sơ đất không cần độ sâu
Công cụ săn bắt và đánh cá
" Do ở gần các sông suối nên các dụng cụ đánh bắt khá phổ biến và đa dạng ở các dân tộc. Đối với các dân tốc ở vùng đồng bằng như người Việt, Chăm, Khơme thì các công cụ tưong đối giống nhau (nọ, lờ, nơm, giỏ đựng cá … nhưng riêng chi61c "xa neng" của Khơme dùng để xúc tép - hình dáng giống ky xúc đất của ngươi Việt. Đối với các dân tộc Tây Nguyên như Eđê, Xơđăng, Cơho, Stieng cũng có nơm rọ bắt cá gàu tát nước,và đặc biệt là chĩa răng - công cụ làm bắng sắt có cán dài 2m dùng để đâm cá. Tât cả các công cụ của các dân tộc tương đối giống nhau. Nghề đ1anh bằt cá ngoài việc phục vu cho nhu cầu thực phẩm còn để trao đổ hàng hóa khi dư thừa
Dụng cụ sinh hoạt: với 54 dân tộc thì dụng cụ sinh hoạt gia đình rất phong phú về chất liệu và loại hình
" Đối với đồng có thau, mâm, nồi của người Việt và ngươi Khơme. Chi61c mâm của người Khơme trang trí rất đẹpdùng trong phục vụ lễ nghi tộn giáo
" Đối với đồ dùng bằng gốm có bình đựng rược cần và bàn xoay đó là dụng cụ của dân tộc Tây Nguyên
" Đối với đồ gỗ có khay hình vuông trang trí hoa văn hình học, khay hình tròn được dùng trong các dẹp cưới hỏi của ĐBSCL
Đối với trang phục:
" Đối với dân tộc phía Nam y phục cũng rất đa dạng về màu sắc va kểiu dáng và phong phú về trang trí hoa văn đã nói lên tính độc đáo của từng dân tộc, y phục dân tộc Tây Nguyên với màu sắc truyền thống (nữ mạc váy ống, áo chui đầu bó chặt lấy thân; nam mặc khố chủ yếu là màu chàm sọc). Đối với áo của ngưới Nam thì Eđê áo tay dài hẹp giữa ngực mở một đoạn và có hàng phuy, khuyết được bẹn bằng chỉ đỏ hoa văn dệ trên nền vải ở vòng nách, gấu áo, vai và cổ tay còn áo của nam Giarai cộc tay hở nách, hoa văn ở hai bên sườn áo
" Đối ngươi Khơme ở ĐBSCL thì mặc áo dài "pàmpông" , đối vời nữ có áo chui đầu có cổ, cành tay bó chặt, bít tà 4 mãnh. Nữ Khơme mặc váy quấn "xàm pôt xôl", còn nam mắc áo bà ba. Màu chính của trang phục họ là màu đen đi kèm với nó là khăn rằn "Krama" đó là yếu tố cổ truền trong trang phục của họ
Y phục của người chăm, đối với nữ áo dài "Ao may" may bítta dài quá gối tay và tà ôm sát người được may bằng tơ lụa có màu sắt không không là màu đen của người Khơme mà là màu tím hoặc màu xanh lá cây. Váy quần dài tới gót và nữ phải đội khăn khi đi ra ngoài (khăn đội đầu "Kaw")
Y phục của người hồi bà Ni gồm áo váy, khăn đội đầu, khăn vắt vai dây thắt lưng.
Đối với trang sức: Đồ trang sức thừơng làm bắng ngà voi, bạc đông thường thì trang sức ở 4 bộ phận tay, cổ tay, tai và cổ chân. Đối với tai là vòng và khuyên tai. Đồ trang sức ở cổ là là vòng và chuỗi. Đồ trang sức ở tay là vòng và nhẫn. Đồ trang sức ở chân là vòng. Đồ trang sức ngoài chức năng làm đẹp cho cơ thể còn mang ý nghĩa là 1 lời giao duyên thầm kín, một biểu hiện của tình yêu đôi lứa, một tập quán ri6eng của dân tộc …
Nhạc cụ: khá đa dạng như người Eđê sử dụng khèn bè, người Mông gọi là "M'boăt" đó là nhạc cụ gồm 6 ống tiêu dài ngắn khác nhau được sắp xếp thành hai bè, bè hai ống, bè bốn ống được cắm vào bầu khô để khuếch đại âm thanh Trên lưng mỗi ống trúc đềy được khoét lỗ ở những vi trí khác nhau để tạo thành âm thanh, loại khèn này thích hợp với thanh niên, họ co thể tấu nhac trong những buổi lễ hoặ những nơi đông vui có nhiều trai gái hoặc thổi những điệu nhac trữ tình trên nương rẫy trong những buổi chiều tà …. Một loại nhạc cụ màkhác bằng tre nứa mà đồng bào Tây Nguyên thường sử dụng đó là đàn "Koh" của người Eđê hay "đinggơ" của người Mơnông. Hình d1ng chiếc đàn này giống như hình dáng của chiếc đàn T'rưng nhưng chỉ có 5 hoặc 6 thanh tạo nhạc và chỉ đánh trên nương rẫy, kiêng gõ trong buôn làng. Ngoài ra còn có tù và "Kipal", đàn gong của người Giarai, kèn môi của người Eđê
nhạc cụ của người Chăm gồm Nhị mu rùa, kèn Xaranai, trồng baranưng, trống ghinăng … được sử dụng trong các lễ nghi cúng tế lễ "Chàpong", "chà rây" (lễ cầu phước) và đời sống sinh hoạt của đống bào Chăm
Tìn ngưỡng và tôn giáo: Sưu tập hiện vật liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tốc: những tượng gía mồ của các dân tộc Giarai, bộ dồ cúng của dân tộc Chăm và những tượng phật cảu các dân tộc Khơme
***Phòng 16: TƯỢNG PHẬT VIỆT NAM VÀ MỘT CÁC NƯỚC CHÂU Á***
Cho thấy tượng Phật Việt Nam và môt số nước Châu Á được giới thiệu bằng những nhóm tượng sau: Việt Nam Trung Quốc Nhật Bản Thái Lan Khơme. Nhóm tượng của những nước này với nhiều chất liệu và kích thước khác nhau :
Tượng Việt Nam: tượng phật Adiđà, phật Thích ca sơ sinh, phật Di Lặc, tượng Quan Am với nhiều loại hình Quan Am Chuẩn Đề và Quan Am tống tử. Các tượng Phật Việt Nam có niên đại từ Tk XVII - XIX.
Tượng Phật Thích Ca sơ sinh: đứng trên toà sen, có hai lớp cánh sen ngửa lên, dưới bệ sen là là 1 bệ 3 tần hình lục giác khắc ở giữa. Một tay chỉ đất và một tay chỉ trời, quanh tượng là vành Cưu Long, thuộc niên đại TkXIX
Tượng Quan Am Chuẩn Đề: đây là tượng được tạc theo phong cách Bắc có niên đại từ Tk XIX, trong tư thế ngồi thiền định
Tượng Phật Di Lặc: Tượng trong tư thế hơi ngả về phía sau có niên đại Tk XIX, tạc theo phong cách Bắc. Trên thân có 5 cậu bé ngồi trên đùi, trên tay, trên vai
Tượng Quan Am: được làm bằng gỗ, sơn son, thiếp vàng. Tượng được tạc với đường nét đơn giản, co tính mềm mại, nêin đại vào khoảng Tk XVII - XIX, torng tư thế ngồi thiền định giống các tượng khác
Tượng Phật chùa Khải Định: Tượng được tạc khá đẹp, thân thể cân đối, khuôn mặt tròn, đầy đặn, niên đại vào khoảng Tk XIX. Vào năm Canh Hợi, Thuận Thiên Cao hoàng Hậu đã từng ở chùa này trốn tránh sự truy bắt của quân Tây Sơn và bà đã sanh hoàng tử Đảm tại chùa, sau lên ngôi thành vua Minh Mạng. Ong đã cho trùng tu chùa nhiều lần và đã cho gởi từ Huế vào cúng chùa một pho tượng gỗ mít, sơn son thếp vàng để nhớ đức Phật và phù hộ cho mẹ ông. Năm 1859 - 1861 nơi đây đã bị Pháp chiếm làm đồn do đại úy Barbé chỉ huy va còn được gọi là đồn Barbé. Hiện nay chùa còn tấm hoanh phi do vua Minh Mạng sắc phong. Nhưng ngày nay đã được đưa vào Bảo tang Lịch sử Việt Nam
Tủ tượng Quan Am: Nhóm tượng đều được làm bằng đồng trong tư thế giống nhau , đầu choàng khăn choàng mỏng. Đó là đặc trưng của 1 số nước châu Á nói chung và của Việt Nam nói riêng, co niên đại khoảng Tk XVIII - XIX
Tủ tượng Phật Khơme: nhóm tương Khơme được làm bằng chất liệu bậc, đá mang đậm phong cách tạc tượng của người Khơme
Tượng Phật Khơme: dược làm bằng gỗ, trong tư thế ngồi thiền bán kiết già, khuôn mặt mang rõ đặc trưng của người Khơme. Giữa ngực các tượng đều chạm nổi hình thoi có hoa lá cách điệu đó là nét rất độc đáo của Phật Khơme, niên đại Tk XVII - XIX
Tượng Phật Tích Lan: có tư thế ngồi giống như Phật Khơme, rất đẹp và rõ nét đặc biệt là đỉnh Unisaphần ngọn lửa đó là phong cách đúc tượng của người Thái Lan. Ngoài tương nhỏ là hình phù điêu có hình tượng Phật rất độc đáo làm với nhiều chất liệu khác nhau như đất nung, thiếc đồng. Các phù điêu có hình phật ngồi dưới gốc bồ đề nhập Niết Bàn, Phật ngồi đựoc sự che chở của rắn Naga, có hình phù điêu Phật dưới dốc cây Sala được làm bằng chất liệu riêng của Thái Lan và Campuchia, đó là hợp chất đồng, thiếc chì kẽm sắt bạc và vàng. Nghệ thuật đúc Phật giáo của Thái Lan rất đa dạng và phong phú . Tác phẩm nghệ thuật khá độc đáo đó là tượng Phật Thích Ca
Tượng Phật Trung Quốc: Tượng Phật ở TQ biểu tượng cho lòng bát ái vời khuôn mặt tròn đầy và búi tóc cao, phía trước tóc là vành vương miện trang trí cầu kì
Tượng Phật Nhật Bản: Nhềiu tay nhiều mắt, Phật Adiđà ngồi trên toà sen cao 1.27m làm bằng gỗ. Khuôn mặt hình trái xoan, tóc là những loạn nhỏ dạng nụ bèo hoa mắt nhìn xuống, mũi miệng đươc tạc nhỏ. Ao choáng co nhiều nếp hài hoà, choàng qua tay trái thả tới bụng, một mãnh vắt qua vai phải thả tới nửa cánh tay, để hở bộ ngực đầy đặn của Phật
Khi tham quan phòng này ta sẽ biết đựoc khái quát về các vị Phật của Việt Nam cũng như các nước Châu Á